Chức năng Booster trên bếp từ và những điều bạn cần biết

Chức năng Booster trên bếp từ và những điều bạn cần biết

Hiện nay, đa phần những dòng bếp từ cao cấp đều được trang bị chức năng Booster, giúp nấu chín thức ăn nhanh hơn. Nhưng nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về nguyên lý hoạt động, cũng như ưu và nhược điểm của tính năng này. Hãy cùng Kho Sỉ tìm hiểu về chức năng này nhé!

1/ Chức năng Booster trên bếp từ là gì?

Booster là chức năng giúp các thiết bị bếp từ gia tăng nhiệt nhanh chóng trên các vùng nấu, với mức công suất của bếp khi sử dụng Booster vượt qua công suất định mức của bếp.

Chức năng Booster nấu siêu tốc trên bếp từ thường được kí hiệu bằng các biểu tượng như “P” hoay “B”. Đây thực chất là phím tắt giúp người dùng nhanh chóng đẩy công suất của bếp lên lớn hơn mức sử dụng bình thường.

 

Bếp từ hồng ngoại Nagakawa NAG1253M có chức năng Booster

Công suất của vùng nấu có Booster thường rơi vào khoảng 2400W – 3700W, cao gấp 1,2 đến 1,5 lần so với mức công suất cao nhất của bếp (có thể là mức 8, mức 9.. tùy từng loại bếp) chỉ từ 2000W đến 2300W.

Vì đẩy công suất lên cực đại, nên bếp từ thường chỉ duy trì chế độ Booster trong tối đa khoảng 10 phút rồi tự động hạ công suất, đồng thời các vùng nấu còn lại không sử dụng chức năng Booster sẽ không nấu được hoặc sẽ chỉ hoạt động ở các mức công suất thấp. Đây còn được gọi là tính năng tự động san công suất để đảm bảo bếp từ hoạt động hiệu quả và an toàn.

Chức năng Booster trên bếp từ đôi Kocher DIB4-888 giúp tăng công suất vùng nấu lên 3000W

Những dòng bếp từ có tích hợp chức năng Booster đều có mạch công suất điều chỉnh được đến mức công suất cao để sử dụng trong điều kiện quá tải ngắn hạn. Bên cạnh khả năng nấu được ở mức công suất cực đại, nó cũng có thể duy trì ổn định ở các mức công suất nhỏ, để sử dụng khi nấu các món không cần quá nhiều nhiệt như kho, hầm hay giữ ấm.

2/ Ưu điểm của dòng bếp từ có chức năng Booster

Công dụng chính của chức năng Booster trên bếp từ chính là đẩy nhanh thời gian nấu. Với chức năng này, thời gian đun nấu thậm chí được đẩy nhanh hơn tới 50%.

Thông thường, Booster được lựa chọn trong hầu hết các trường hợp cần đun sôi nhanh các chất lỏng như đun sôi nước để nấu canh, luộc rau,… Chức năng nấu nhanh Booster có khả năng đun 1 lít nước chỉ trong 3 phút.

Bếp từ đôi Pramie 2201 tích hợp chức năng booster làm nóng nhanh

Bên cạnh đó, việc tập trung công suất để tạo một lượng nhiệt lớn cũng giúp món ăn chín nhanh hơn. Ví dụ với các món như món xào, rau quả luộc, hấp,… cần có nhiệt cao và nấu thật nhanh để món ăn đảm bảo chất dinh dưỡng, không bị dai, chảy nước,… Bởi vậy, chức năng Booster không chỉ sử dụng trong lúc nấu gấp gáp mà còn để chế biến các món ăn ngon miệng, bổ dưỡng.

Chức năng Booster trên bếp từ giúp chế biến các món ăn ngon miệng, bổ dưỡng.

3/ Những hạn chế của chức năng Booster trên bếp từ

Song song với những lợi ích mà chức năng Booster mang lại thì chức năng này cũng có những mặt hạn chế nhất định.

Nếu người dùng quá lạm dụng chức năng này sẽ làm giảm tuổi thọ của bếp bởi gây ra hiện tượng bếp từ bị sốc nhiệt, đoản mạch do gia tăng điện áp đột ngột khiến các bo mạch và các linh kiện khác bị hư hỏng.

Quá lạm dụng chức năng Booster có thể làm giảm tuổi thọ của bếp từ

4/ Những lưu ý khi sử dụng chức năng Booster trên bếp từ

Để bếp từ được bền lâu, bạn cần lưu ý những điểm sau khi sử dụng chức năng Booster:

  • Chỉ sử dụng chức năng Booster trong trường hợp thật sự cần thiết để tránh những rủi ro sụt điện dẫn đến chập cháy thiết bị. Tránh dùng chức năng này quá nhiều lần bởi độ bền và tuổi thọ của bếp sẽ bị giảm xuống.
  • Nên cho bếp từ hoạt động từ các mức công suất nhỏ đến lớn dần, không nên vừa khởi động bếp đã đột ngột bật ngay chế độ Booster.
  • Tùy loại bếp từ mà thời gian sử dụng chức năng này chỉ từ 5 – 10 phút. Tránh sử dụng chức năng Booster quá lâu do khi dùng chức năng này, các mạch điện từ và cuộn dây của thiết bị sẽ nóng lên rất nhanh. Nếu chúng bị quá nhiệt thì chức năng này ngay lập tức sẽ được ngắt và bếp trở lại trạng thái ban đầu.
  • Khi đang dùng chức năng Booster trên 1 vùng nấu mà muốn chuyển sang chức năng cho vùng nấu nào khác thì phải thực hiện giảm nhiệt độ ở vùng nấu đó xuống những mức thấp nhất để bếp không vượt quá công suất cho phép.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo