Các thực phẩm không nên hâm nóng bằng lò vi sóng?

Ngày nay lò vi sóng đã dần phổ biến hơn trong mỗi gia đình với mục đích hâm nóng hay rã đông và thậm chí là thay thế cho lò nướng. Nhưng có một số thực phẩm không nên quay trong lò vi sóng vì có thể biến thành nguy cơ khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm hoặc tệ hơn. Cùng tham khảo bài viết sau đây nhé!

Nhiều người thường có thói quen giữ lại phần thức ăn thừa của tối hôm trước, sau đó hâm nóng lại và tiếp tục ăn trong ngày hôm sau. Tuy nhiên, việc hâm đi hâm lại một số món ăn có thể khiến bạn gặp phải các vấn đề về tiêu hoá hoặc tệ hơn là bị ngộ độc thực phẩm. 

Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bạn nên không nên hâm đi hâm lại để giữ an toàn cho sức khỏe của cả nhà, cùng Kho Sỉ tìm hiểu nhé!

Khoai tây sau khi đã nấu chín nếu để nguội ở nhiệt độ phòng quá lâu thì vi khuẩn gây ngộ độc sẽ hình thành. Việc hâm nóng lại khoai tây trong lò vi sóng hay trong lò vi sóng có thể không làm khoai tây đủ nóng để tiêu diệt hết các vi khuẩn.

Nếu không lập tức cho khoai tây còn thừa lại vào tủ lạnh ngay sau khi ăn, bạn có thể đối mặt với nguy cơ ngộ độc thực phẩm nếu ăn chúng lại vào ngày hôm sau.

Bạn không nên hâm nóng món khoai tây bằng lò vi sóng để tránh nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm

Việc hâm nóng lại các món nấm là một sai lầm lớn và có thể làm bạn có nguy cơ bị đau bụng, ngộ độc thực phẩm. Nấm chứa các protein có thể bị phá huỷ bởi enzyme và vi khuẩn nếu không được lưu trữ đúng cách.

 

Cụ thể, món nấm đã được để ở nhiệt độ phòng quá lâu nếu đem đi hâm nóng lại để ăn có thể khiến bạn bị đau bụng. Nếu bạn thực sự phải hâm lại các món nấm, lời khuyên dành cho bạn là hãy hâm nóng nấm ở nhiệt độ ít nhất là 70 độ C (158 độ F).

Không phải tất cả thịt gà khi hâm nóng lại đều sẽ gây ra ngộ độc, tuy nhiên quá trình hâm nóng lại thịt gà đúng cách không hề đơn giản.

Bạn nên hâm gà bằng lò vi sóng đúng cách để tránh nguy hiểm cho sức khỏe

 

Để đảm bảo an toàn cho món thịt gà hâm lại, bạn phải chắc rằng món gà này được hâm nóng ở nhiệt độ ít nhất là khoảng 79 độ C (175 độ F) để vi khuẩn nguy hiểm bị tiêu diệt. Hơn nữa, cần phải đảm bảo món gà đã nấu chín luôn được giữ ở mức nhiệt độ dưới 5,5 độ C (42 độ F) và không được ăn bất cứ món gà nào đã để quá ba ngày.

Theo rất nhiều nghiên cứu và thực nghiệm cho thấy, hâm nóng món trứng vừa nấu xong không lâu trước đó ở nhiệt độ phòng cũng có thể gây nguy hiểm.

Vì vậy, bạn không nên cho trứng hoặc các món có chứa trứng ra khỏi tủ lạnh quá hai giờ hoặc hơn một giờ nếu thời tiết nóng. Vi khuẩn như salmonella có thể sản sinh rất nhanh trong các món trứng và gây ra ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng.

Một lưu ý là bạn tuyệt đối không nên luộc trứng bằng lò vi sóng vì áp suất lò sẽ làm nổ trứng gây nên nguy hiểm cho bạn và người thân trong gia đình bạn.

Hâm nóng cơm bằng lò vi sóng là một trong những lỗi sai thường gặp nhất. Cơm có thể bị nhiễm một loại vi khuẩn có tên Bacillus cereus –  tạo ra các bào tử độc hại và có thể trở nên vô hại bởi nhiệt.

Bạn nên nấu cơm vừa đủ phần ăn để tránh việc hâm đi hâm lại gây hại cho sức khỏe

 

Bạn nên ăn hết phần cơm đã nấu và không nên để cơm ở nhiệt độ phòng trong nhiều giờ liền. Nếu còn dư cơm và bắt buộc phải hâm lại, hãy đảm bảo rằng cơm phải được hâm thật nóng.

Sữa mẹ và thức ăn cho bé vẫn có thể được hâm nóng nhưng không nên hâm nóng trong lò vi sóng. Chuyên gia dinh dưỡng Susie Garcia cho rằng lò vi sóng có thể làm nóng thức ăn không đồng đều khiến cho phần thức ăn nóng làm phỏng miệng hoặc cổ họng nhạy cảm của các bé.

Hải sản được đánh bắt tươi sống và được đông lạnh ngay lập tức sẽ an toàn hơn khi được nấu lại. Đối với các loại hải sản tươi hoặc đã qua chế biến đã để ở nhiệt độ phòng trong một khoảng thời gian có thể chứa vi khuẩn gây bệnh và việc hâm nóng lại những loại hải sản này có thể không tiêu diệt được toàn bộ vi khuẩn. Do đó, không nên ăn các loại hải sản đã bỏ ra khỏi tủ lạnh hơn hai giờ trong thời tiết lạnh và hơn một giờ nếu thời tiết ấm áp.

Các món ăn  tự chọn để ở nhiệt độ phòng trong nhiều giờ là nơi sản sinh của nhiều vi sinh vật nguy hiểm. Hầu hết các công ty hoặc nhà hàng sự kiện ăn uống sẽ tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm để ngăn ngừa các sự cố do thực phẩm gây ra. Tuy nhiên, thực phẩm trong những bữa tiệc buffet văn phòng hoặc họp mặt tại gia có thể không được kiểm soát chặt chẽ. Điều này đồng nghĩa với việc vi khuẩn sẽ phát triển ở mức không an toàn và việc hâm nóng có thể không tiêu diệt được hoàn toàn vi khuẩn.

Các loại dầu khác nhau sẽ có khả năng chịu nhiệt khác nhau. Việc làm nóng dầu quá mức nhiệt độ an toàn sẽ tạo ra khói độc. Thức ăn nhiều dầu mỡ không nên hâm nóng lại bằng lò vi sóng vì nhiệt độ cao có thể khiến dầu bốc khói và tạo ra các độc tố nguy hiểm. Tốt nhất không nên hâm lại những loại thức ăn này hoặc chỉ nên hâm lại ở mức nhiệt độ thật thấp và chậm.

 

Các dầu mỡ có trong đồ chiên rán khi hâm đi hâm lại sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn

 

Trên đây là một số loại thực phẩm bạn không nên hâm lại bằng lò vi sóng. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có thêm một phần kiến thức để tăng thêm kinh nghiệm trong công việc nội trợ và bảo vệ sức khỏe mọi người trong gia đình nhé!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo